Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp Tỉnh An Giang

Cổng thông tin điện tử

Sở Tư pháp Tỉnh An Giang

Thuận lợi, khó khăn trong thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh An Giang, giải pháp hoàn thiện trong thời gian tới
Thông tin khác

Thuận lợi, khó khăn trong thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh An Giang, giải pháp hoàn thiện trong thời gian tới

15/04/2024

Lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là một biện pháp để thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, phù hợp với đặc thù của mỗi giới; tạo cơ hội phát triển như nhau cho nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; bảo đảm bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ. Luật Bình đẳng giới năm 2006 đã ghi nhận biện pháp lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là một biện pháp bảo đảm bình đẳng giới. Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới đã chỉ rõ: Yêu cầu và phạm vi lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; nội dung lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với việc lồng ghép giới.

 

Ngày 13/8/2014, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 17/2014/TT-BTP quy định về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tiếp tục cụ thể hóa việc lồng ghép giới trong từng bước của quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tạo cơ sở pháp lý để thực thi việc lồng ghép giới.

Triển khai công tác lồng ghép bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh đã được Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm từ việc ban hành Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 16/9/2014 triển khai thực hiện Thông tư số 17/2014/TT-BTP của Bộ Tư pháp quy định về lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; quy chế thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh An Giang ban hành kèm theo Quyết định số 04/2015/QĐ-UBND ngày 03/2/2015; tập huấn cho báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện và tuyên truyền viên pháp luật thuộc hệ thống công đoàn.

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định đánh giá tác động về giới được thực hiện trong báo cáo đánh giá tác động chính sách của Nghị quyết quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 27 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đối với Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, đánh giá tác động về giới được thực hiện trong Tờ trình dự thảo trong trường hợp dự thảo Quyết định có tác động về giới.

Tuy nhiên, các Nghị quyết thuộc trường hợp phải xây dựng Báo cáo đánh giá tác động chính sách trên địa bàn tỉnh được thực hiện còn mang tính chất định tính, do đó đa số đều xác định các dự thảo không có tác động về giới. Đối với dự thảo Quyết định quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh, việc đánh giá tác động về giới cũng chưa được thực hiện đảm bảo, quan tâm thực hiện theo yêu cầu của Luật Bình đẳng giới và văn bản hướng dẫn thi hành.

Thực trạng công tác đánh giá tác động về giới trong văn bản quy phạm pháp luật như trên xuất phát từ một số nguyên nhân như sau:

Thứ nhất, quy định chưa thống nhất giữa Luật Bình đẳng giới và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong khi Luật Bình đẳng giới yêu cầu đánh giá tác động về giới đối với tất cả các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thì Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật chỉ yêu cầu đánh giá đối với Nghị quyết thuộc trường hợp khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 27 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đối với Quyết định chỉ thực hiện đánh giá tác động nếu xác định nội dung dự thảo có tác động về giới.

Mặt khác, Nghị định số 48/2009/NĐ-CP lại quy định lồng ghép vấn đề bình đẳng giới được áp dụng đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được xác định có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới trong phạm vi điều chỉnh của văn bản (khoản 2 Điều 7). Điều này đã tạo ra sự thiếu thống nhất trong quy định của pháp luật hiện hành về việc lồng ghép giới.

Thứ hai, ý chí chủ quan của người tham mưu xây dựng pháp luật, cũng như chưa có đánh giá toàn diện, phân tích chuyên sâu về giới để có thể phát hiện được có sự phân biệt đối xử về giới, tác động về giới trong dự thảo văn bản.

Thứ ba, kinh phí thực tế cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chưa thể đảm bảo đúng mức để đầu tư cho việc điều tra khảo sát số liệu, thu thập thông tin, phân tích, đánh giá thông tin hoặc phân tích số liệu về giới nhằm bảo đảm cho nội dung đánh giá tác động về giới được toàn diện, đầy đủ, chân thực, phục vụ hữu ích cho việc xây dựng quy định văn bản quy phạm pháp luật.

Để bảo đảm việc triển khai lồng ghép giới một cách hiệu quả, cần phải khắc phục một số tồn tại, vướng mắc nêu trên, cụ thể:

Thứ nhất, quy định thống nhất trong yêu cầu đánh giá tác động về giới trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật giữa các quy định có liên quan. Cụ thể là Luật Bình đẳng giới, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định hướng dẫn thi hành.

Thứ hai, tăng cường công tác tập huấn chuyên sâu cho nhóm đối tượng làm công tác tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định, phương pháp đánh giá tác động về giới.

Thứ ba, đảm bảo kinh phí để thực hiện điều tra, khảo sát, phân tích số liệu được toàn diện, đầy đủ./.

PHÒNG XDKT&TDTHPL

Hình ảnh hoạt động

Video Clip

Danh mục
Liên Kết Website
Thống kê truy cập
  • Hôm nay:
  • Tổng lượt Truy cập:
Thông tin đường dây nóng
ngành Tư pháp An Giang

1

Ông Cao Thanh Sơn

(Giám đốc)

Điện thoại: 0918.070.305

2

Bà Tô Thị Thu Thủy

(Chánh văn phòng)

Điện thoại: 02963. 602.062

3

Thanh tra Sở

Điện thoại: 02963.957.304

Địa chỉ, số điện thoại tiếp nhận
Phản ánh kiến nghị TTHC
  • Ông Cao Thanh Sơn (Giám đốc Sở)

    ĐT: 0918.070.305

    Email: ctson@angiang.gov.vn

  • Tổ Kiểm tra công vụ

    ĐT: 02963.957.049 - 0378.247.247

    Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn