07/02/2023
Hỏi: Ông Tuấn thế chấp cho bà Mai một chiếc xe ô tô để vay tiền. Vì là chỗ quen biết nên bà Mai đồng ý cho ông Tuấn vẫn giữ bản chính giấy tờ xe. Tuy nhiên, để tránh rủi ro phát sinh bà Mai đã thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm đối với hợp đồng thế chấp nêu trên. Do làm ăn thua lỗ nên đến thời hạn trả tiền, ông Tuấn không có khả năng trả nợ bà Mai. Bà Mai yêu cầu ông Tuấn chuyển quyền sở hữu chiếc xe ô tô để thay thế cho nghĩa vụ trả nợ theo như thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp. Tuy nhiên, ông Tuấn nói đã bán chiếc xe ô tô đó cho ông Hưng từ trước.
Xin hỏi, bà Mai có quyền truy đòi tài sản trong trường hợp này hay không?
Trương.M. Dung
(TP. Châu Đốc, An Giang)
Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp trả lời:
Điều 297 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hiệu lực đối kháng với người thứ ba như sau:
“1. Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm.
2. Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định tại Điều 308 của Bộ luật này và luật khác có liên quan”
Khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ quy định thi hành Bộ luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ quy định về quyền truy đòi tài sản như sau:
“1. Quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm trong biện pháp bảo đảm đã phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba không thay đổi hoặc không chấm dứt trong trường hợp tài sản bảo đảm bị chuyển giao cho người khác do mua bán, tặng cho, trao đổi, chuyển nhượng, chuyển giao khác về quyền sở hữu; chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản bảo đảm không có căn cứ pháp luật và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Quyền truy đòi của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm không áp dụng đối với tài sản sau đây:
a) Tài sản bảo đảm đã được bán, được chuyển nhượng hoặc đã được chuyển giao khác về quyền sở hữu do có sự đồng ý của bên nhận bảo đảm và không được tiếp tục dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận;
b) Tài sản thế chấp được bán, được thay thế hoặc được trao đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 321 của Bộ luật Dân sự;
c) Tài sản bảo đảm không còn hoặc bị thay thế bằng tài sản khác quy định tại Điều 21 Nghị định này;
d) Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.”
Theo đó, mặc dù ông Tuấn đã bán chiếc xe ô tô dùng làm tài sản thế chấp cho ông Hưng, nhưng từ khi bà Mai đăng ký biện pháp bảo đảm, với tư cách bên nhận thế chấp, bà Mai không biết và cũng không đồng ý đối với giao dịch mua bán của ông Tuấn và ông Hưng.
Căn cứ các quy định nêu trên, bà Mai vẫn có quyền truy đòi tài sản đối với chiếc xe ô tô đã nhận thế chấp của ông Tuấn.
Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật
Hình ảnh hoạt động
Video Clip
Cải cách hành chính
Tin tức sự kiện
Hướng dẫn nghiệp vu
Văn bản điều hành
Thông tin dự án
Tủ sách pháp luật
Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật
Phòng Xây dựng kiểm tra và theo dõi thi hành pháp luật
Hoạt động của các đơn vị trực thuộc
Thông tin chiến lược, định hướng, kế hoạch ngành
Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng
Thanh tra Sở
1
Ông Cao Thanh Sơn
(Giám đốc)
Điện thoại: 0918.070.305
2
Bà Tô Thị Thu Thủy
(Chánh văn phòng)
Điện thoại: 02963. 602.062
3
Thanh tra Sở
Điện thoại: 02963.957.304
Ông Cao Thanh Sơn (Giám đốc Sở)
ĐT: 0918.070.305
Email: ctson@angiang.gov.vn
Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính
ĐT: 02963.957.006
Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn
Tổ Kiểm tra công vụ
ĐT: 02963.957.049 - 0378.247.247
Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn