Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp Tỉnh An Giang

Cổng thông tin điện tử

Sở Tư pháp Tỉnh An Giang

Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông bị xử phạt như thế nào?
Giải đáp pháp luật

Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông bị xử phạt như thế nào?

07/10/2021

Hỏi: Chiều cuối tuần, trên đường về quê, ngang đoạn đường ít người qua lại, anh Lâm phát hiện một người bị tai nạn giao thông. Anh Lâm chạy xe chậm lại và quan sát, thấy người bị tai nạn không bị thương nặng nhưng dường như không thể đứng lên được và đang tìm kiếm sự giúp đỡ của những người xung quanh. Vì lo sợ đường về còn xa, trời tối khó đi, phần vì sợ người khác giả dạng bị tai nạn để lừa đảo, anh Lâm quyết định không dừng lại để giúp đỡ.

Tuy nhiên, sau khi về đến nhà, anh Lâm cảm thấy áy náy nên muốn biết việc không giúp đỡ người bị tai nạn giao thông trên có vi phạm pháp luật không?

Đáp:

Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:

“2. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

+ Bảo vệ hiện trường;

+ Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;

+ Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;

+ Bảo vệ tài sản của người bị nạn;

+ Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

3. Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi.”.

Bên cạnh đó, theo khoản 18 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định hành vi “Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông” là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

Từ những quy định trên, hành vi thấy người bị tai nạn giao thông rồi bỏ đi mà không giúp đỡ khi có yêu cầu là vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

 Mức phạt đối với hành vi không giúp đỡ người bị tai nạn khi có yêu cầu được quy định tại điểm a khoản 7 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau: “Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu”.

Ngoài ra, nếu đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm thì hành vi trên cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hiện nay, bên cạnh nhiều những gương người tốt, việc tốt, những tấm lòng vì cộng động, cũng có không ít trường hợp thờ ơ trước những người gặp nạn, hay đôi khi chỉ là sợ trách nhiệm, ngại bị liên lụy nên mọi người đã bỏ mặc sự cầu cứu giúp đỡ. Thậm chí, có kẻ lợi dụng cơ hội để hôi của, ăn cắp, lấy tài sản của người gặp nạn. Hành động đó không chỉ dẫn đến tình trạng vô cảm và tha hoá đạo đức trong xã hội mà còn được xem là hành vi vi phạm pháp luật, cần phải sửa chữa, khắc phục kịp thời.

BÍCH NGỌC

Hình ảnh hoạt động

Video Clip

Danh mục
Liên Kết Website
Thống kê truy cập
  • Hôm nay:
  • Tổng lượt Truy cập:
Thông tin đường dây nóng
ngành Tư pháp An Giang

1

Ông Cao Thanh Sơn

(Giám đốc)

Điện thoại: 0918.070.305

2

Bà Tô Thị Thu Thủy

(Chánh văn phòng)

Điện thoại: 02963. 602.062

3

Thanh tra Sở

Điện thoại: 02963.957.304

Địa chỉ, số điện thoại tiếp nhận
Phản ánh kiến nghị TTHC
  • Ông Cao Thanh Sơn (Giám đốc Sở)

    ĐT: 0918.070.305

    Email: ctson@angiang.gov.vn

  • Tổ Kiểm tra công vụ

    ĐT: 02963.957.049 - 0378.247.247

    Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn