20/03/2025
Chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 12/3/2025, đồng chí Trình Lam Sinh, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh An Giang chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đóng góp đối với Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số.
Tham dự có các vị đại biểu Quốc hội địa phương đơn vị tỉnh An Giang; đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh, lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành tỉnh: Tư pháp; Khoa học và Công nghệ; Tài chính; Nông nghiệp và Môi trường; Xây dựng, Chi cục Thuế khu vực XIX; Hội Luật gia, Khoa Nhà nước về Pháp luật (Trường chính trị Tôn Đức Thắng).
Tại buổi Hội thảo, hầu hết các ý kiến đại biểu đều cơ bản thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số (CNCNS), đây là dự án Luật rất quan trọng, tạo khung pháp lý cho chuyển đổi số ở Việt Nam, thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về CNCNS vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; đảm bảo đồng bộ với Nghị quyết số 193/2025/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
![]() |
Qua đó, có ý kiến đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần tiếp tục rà soát để đảm bảo tính thống nhất với các Luật, dự thảo Luật có liên quan như: Luật Công nghệ thông tin; Luật Công nghệ cao; Luật Giao dịch điện tử; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Quy hoạch; Luật Dữ liệu...
Tại Điều 10 của dự thảo Luật: Có ý kiến cho rằng, nội dung dự thảo Luật chưa quy định các điều, khoản về trách nhiệm pháp lý khi xảy ra các vi phạm, đề nghị bổ sung nội dung xử phạt hành chính, hình sự đối với hành vi vi phạm; có biện pháp chế tài với tổ chức, cá nhân không đảm bảo an toàn thông tin và quy định trách nhiệm bồi thường nếu gây thiệt hại do vi phạm... Đồng thời, bổ sung quy định về hướng dẫn thực thi pháp luật, giao cho cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn thực hiện, quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn, an ninh. Đặc biệt là có quy định cụ thể về kiểm tra, thanh tra và giám sát việc thực hiện trong lĩnh vực hoạt động CNCNS.
Tại Điều 42: Các ý kiến cho rằng, việc Quy định cơ chế thử nghiệm có kiểm soát giúp doanh nghiệp thử nghiệm sản phẩm công nghệ số mới không bị ràng buộc bởi các quy định pháp lý chưa hoàn thiện, đảm bảo thời gian đánh giá hiệu quả nhưng vẫn giới hạn để tránh tình trạng thử nghiệm kéo dài mà không có kết quả cụ thể. Tuy nhiên, để đạt kết quả các mục tiêu triển khai cơ chế thử nghiệm; nguyên tắc xét duyệt thử nghiệm và các điều kiện, tiêu chí tham gia thử nghiệm và đến kết thúc thử nghiệm. Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung các các nội dung sau:
Mở rộng các công nghệ đột phá khác như: blockchain, IoT, điện toán lượng tử... nhằm đa dạng các đối tượng thử nghiệm phục vụ cho mục tiêu phát triển CNCNS. Đồng thời, quy định về trách nhiệm cơ quan có thẩm quyền cấp phép thử nghiệm và thời gian xử lý hồ sơ để tránh tình trạng trì hoãn, gây khó khăn, giảm phiền hà cho các doanh nghiệp.
Cần có quy định làm rõ các tiêu chí để đánh giá kết quả thử nghiệm (an toàn, hiệu quả kinh tế, tiềm năng thị trường…) trước khi cho phép triển khai chính thức.
Đối với quy trình hỗ trợ sau thử nghiệm, đề nghị cần bổ sung quy định cơ chế để hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại hóa sản phẩm sau khi thử nghiệm thành công, như: hỗ trợ cấp phép nhanh, kết nối với quỹ đầu tư...
Tại Điều 53: các ý kiến thống nhất với việc quy định tài sản số trong dự thảo Luật, bởi vì hiện nay tài sản số ngày càng phổ biến, đặc biệt là tài sản mã hóa (như tiền mã hóa) và tài sản ảo trên môi trường điện tử (như vật phẩm trong game), đây là loại tài sản hợp pháp cần được quy định rõ trong Luật, để có cơ sở giải quyết khi phát sinh tranh chấp hoặc xác định quyền sở hữu; tạo khung pháp lý giúp bảo vệ quyền lợi của người sở hữu, hạn chế rủi ro và gian lận; khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ số phát triển, tạo niềm tin cho nhà đầu tư.
Tại Điều 55: Có ý kiến cho rằng, tội phạm công nghệ cao diễn biến ngày càng phức tạp và tăng cao, đề nghị tiếp tục quan tâm chỉ đạo đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho lực lượng phòng, chống tội phạm công nghệ cao trong thời gian tới.
Đề nghị bổ sung chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, bảo hộ sở hữu trí tuệ quốc tế; quy định mức hỗ trợ, ưu đãi về thuế, tài chính, đầu tư cho doanh nghiệp; có quy định ưu tiên doanh nghiệp nội địa trong mua sắm công nghệ số, hạn chế sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài; có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp truyền thống chuyển đổi số, áp dụng công nghệ số vào sản xuất và phát triển kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Các ý kiến tại Hội thảo sẽ được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang ghi nhận, tổng hợp và báo cáo về Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật làm cơ sở trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV sắp tới./.
NGUYỄN HÙNG
Hình ảnh hoạt động
Video Clip
Cải cách hành chính
Tin tức sự kiện
Hướng dẫn nghiệp vu
Văn bản điều hành
Thông tin dự án
Tủ sách pháp luật
Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật
Phòng Xây dựng kiểm tra và theo dõi thi hành pháp luật
Hoạt động của các đơn vị trực thuộc
Thông tin chiến lược, định hướng, kế hoạch ngành
Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng
Thanh tra Sở
Lấy ý kiến dự thảo văn bản
1
Bà Tô Thị Thu Thủy
(Chánh văn phòng)
Điện thoại: 02963. 602.062
2
Thanh tra Sở
Điện thoại: 02963.957.304
Tổ Kiểm tra công vụ
ĐT: 02963.957.049 - 0378.247.247
Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn