08/08/2024
Trên cơ sở Nghị quyết số 107/2015/QH13 của Quốc hội 13 về thực hiện chế định thừa phát lại và Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, Sở Tư pháp tỉnh An Giang với vai trò là cơ quan chuyên môn, giúp việc Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND) thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động này; kịp thời tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch việc triển khai đồng bộ và có hiệu quả thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 05/2020/TT-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP đến các cơ quan, ban, ngành và các Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động bổ trợ tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 và Quyết định quy định về tiêu chí thẩm định hồ sơ thành lập Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh An Giang.
Theo Kế hoạch, UBND tỉnh giao Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định số 08/2020/NĐ-CP vào ngày 26/6/2020 với sự tham dự của 74 đại biểu là đại diện của các cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh, cấp huyện và các Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh; biên soạn và phát hành 430 cuốn Sổ tay “Tìm hiểu pháp luật về Thừa phát lại” góp phần quán triệt quy định về hoạt động thừa phát lại đến toàn cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp và cơ quan, ban, ngành, tổ chức có liên quan và Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Năm 2022, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động thừa phát lại và triển khai Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của thừa phát lại theo Thông tư số 08/2022/TT-BTP ngày 01/11/2022 của Bộ Tư pháp, có 45 đại biểu là các thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ, nhân viên tòa án, chấp hành viên và công chức Phòng Tư pháp cấp huyện trên địa bàn tỉnh tham dự.
Đến nay, tỉnh An Giang hiện có 05 Văn phòng thừa phát lại gồm: Châu Đốc, Long Xuyên, Trần Hải Quân, Thoại Sơn, Miền Tây; 06 Thừa phát lại đang hành nghề. Hàng năm, Sở Tư pháp tổ chức kiểm tra, thanh tra định kỳ 01 Văn phòng thừa phát lại trên địa bàn; Quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động đối với Văn phòng Thừa phát lại An Giang do vi phạm quy định về tổ chức và hoạt động.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thừa phát lại trên địa bàn tỉnh còn có một số khó khăn hạn chế: (1) Hoạt động Thừa phát lại chủ yếu thực hiện tống đạt, lập vi bằng; trong khi việc xác minh điều kiện thi hành án hay tổ chức thi hành án dân sự của thừa phát lại thì rất khó thực hiện và số vụ việc rất ít; (2) Một số địa bàn trong tỉnh An Giang có địa hình núi, nhiều sông ngòi, kênh rạch, đặc biệt là tỉnh có nhiều địa phương tiếp giáp khu vực biên giới. Việc thực hiện tống đạt sẽ tốn kém chi phí di chuyển rất nhiều so với mức thu hiện tại là 130.000 đồng/trường hợp. Vì vậy, nhiều Văn phòng Thừa phát lại rất khó khăn trong việc lấy thu bù chi để phát triển Văn phòng. Tại khoản 1 Điều 33 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định: “Trường hợp tống đạt ngoài địa bàn cấp tỉnh hoặc ở vùng đảo, quần đảo ngoài địa bàn cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở thì Văn phòng Thừa phát lại có thể thỏa thuận với Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự bằng hợp đồng riêng cho từng việc cụ thể”, như vậy quy định pháp luật chỉ xem xét vùng đảo, quần đảo là vùng có khó khăn trong việc di chuyển, nên vấn đề chi phí có thể thực hiện bằng hợp đồng riêng. Còn miền núi thì chưa được xem xét, trong khi thực tế việc di chuyển tới vùng biên giới cũng sẽ gặp phải những trở ngại nhất định về thời gian và chi phí; (3) Hoạt động tống đạt văn bản giấy tờ ra nước ngoài liên quan đến tương trợ tư pháp hầu như chưa có phát sinh và chưa có văn phòng thừa phát lại nào trên địa bàn được Bộ Tư pháp chọn để thực hiện việc này theo quy định tại Điều 34 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP; (4) Qua công tác thanh, kiểm tra về tổ chức và hoạt động thừa phát lại cho thấy những hạn chế nhất định trong việc phân định rạch ròi giữa việc của công chứng và việc của thừa phát lại.
![]() |
Phó Giám đốc Trần Công Lập tham dự Lễ Khai trương Văn phòng Thừa pháp lại Trần Hải Quân có trụ sở tại thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang |
Thông qua các báo cáo định kỳ, Sở Tư pháp đã đề xuất, kiến nghị Bộ Tư pháp một số nội dung sau: (1) Kiến nghị Chính phủ quy định rõ cụ thể khoản 4 Điều 37 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP để giải quyết những khó khăn nêu trên và chưa cần thiết phải nâng lên thành luật; (2) Ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết quy định việc lựa chọn Văn phòng thừa phát lại thực hiện hoạt động tống đạt văn bản giấy tờ ra nước ngoài liên quan đến tương trợ tư pháp quy định tại Điều 34 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP; (3) Chủ động làm chủ đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng thống nhất trên toàn quốc để giảm gánh nặng cho ngân sách địa phương, tiết kiệm chi phí, hiệu quả trong tích hợp, chia sẽ dữ liệu giữa thừa phát lại, tòa án, viện kiểm sát để tránh tình trạng mỗi địa phương xây dựng 01 phần mềm hoặc sau này khó tích hợp hoặc chia sẽ dữ liệu với địa phương khác và các cơ quan ban ngành. (4) Hướng dẫn những tồn tại phát sinh liên quan đến vấn đề phân biệt giữa hoạt động công chứng với hoạt động của thừa phát lại; (5) Bổ sung quy định thỏa thuận về địa điểm lập vi bằng trong mẫu Hợp đồng dịch vụ lập vi bằng ban hành kèm theo Thông tư số 05/2020/TT-BTP./.
HỒNG PHÚC
Hình ảnh hoạt động
Video Clip
Cải cách hành chính
Tin tức sự kiện
Hướng dẫn nghiệp vu
Văn bản điều hành
Thông tin dự án
Tủ sách pháp luật
Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật
Phòng Xây dựng kiểm tra và theo dõi thi hành pháp luật
Hoạt động của các đơn vị trực thuộc
Thông tin chiến lược, định hướng, kế hoạch ngành
Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng
Thanh tra Sở
Lấy ý kiến dự thảo văn bản
1
Bà Tô Thị Thu Thủy
(Chánh văn phòng)
Điện thoại: 02963. 602.062
2
Thanh tra Sở
Điện thoại: 02963.957.304
Tổ Kiểm tra công vụ
ĐT: 02963.957.049 - 0378.247.247
Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn