08/03/2023
Trên cơ sở Luật Luật sư được Quốc hội ban hành ngày 29/6/2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012). Qua 15 năm triển khai thi hành trên địa bàn tỉnh An Giang đã đạt được những kết quả nổi bật như sau:
Trong công tác triển khai thi hành Luật Luật sư: Nhận thức được tầm quan trọng của Luật Luật sư trong việc góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân, bảo vệ pháp chế XHCN, bảo đảm quyền dân chủ, góp phần giữ gìn an ninh trật tự xã hội, ổn định và phát triển kinh tế. Ngày 23/11/2010 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2174/QĐ-UBND phê duyệt Đề án“ phát triển tổ chức hành nghề Luật sư” đến năm 2020 để phát triển về số lượng, chất lượng Luật sư và Tổ chức hành nghề luật sư.
Đồng thời Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp Đoàn Luật sư thực hiện công tác quản lý nhà nước trong việc quản lý luật sư và hoạt động hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh An Giang (theo Quyết định số 2649/QĐ-UBND ngày 05/9/2017 được thay thế bởi Quyết định số 792/QĐ-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2022 của UBND tỉnh).
Công tác phát triển số lượng và tổ chức hành nghề Luật sư: Sau 15 năm số lượng luật sư và tập sự hành nghề luật sư của Đoàn Luật sư tỉnh An Giang đã có bước phát triển đáng kể, năm 2007 An Giang chỉ có 24 Tổ chức hành nghề luật sư với khoảng 40 luật sư; thì hiện nay tăng lên 43 Tổ chức hành nghề luật sư với 93 luật sư gồm: 36 Văn phòng Luật sư và 07 Công ty Luật cơ bản bảo đảm cung cấp kịp thời các dịch vụ pháp lý cho công dân, cơ quan, doanh nghiệp khi có yêu cầu. Tuy nhiên, Tổ chức hành nghề Luật sư trong tỉnh phổ biến với quy mô nhỏ, do một Luật sư làm Trưởng văn phòng hoặc Giám đốc Công ty luật.
Về chất lượng Luật sư Trình độ Luật sư từng bước được nâng lên. Hiện nay, có 08 Luật sư là Thạc sĩ Luật. Hàng năm, có từ 90 - 98% Luật sư tham dự học các lớp bồi dưỡng chuyên môn bắt buộc theo quy định của Bộ Tư pháp; trình độ về chuyên môn của Luật sư được nâng lên, Luật sư trẻ mới vào nghề chiếm 30%, đã góp phần từng bước trẻ hóa đội ngũ Luật sư, cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn tỉnh.
Trong quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động Luật sư thực hiện quy chế phối hợp quản lý Nhà nước đối với Luật sư và tổ chức hành nghề luật sư. Sở Tư pháp tập trung triển khai nhiều hoạt động quản lý chặt chẽ đối với Luật sư và tổ chức hành nghề luật sư như duy trì việc tổ chức phối hợp tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho luật sư; Tổ chức thanh tra 39 cuộc, kiểm tra 19 cuộc. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện, chấn chỉnh một số sai sót đối với tổ chức hành nghề Luật sư
Về phía Đoàn Luật sư đã phát huy vai trò tự quản của Tổ chức xã hội nghề nghiệp của Luật sư: Đoàn Luật sư đã nổ lực thực hiện tốt công tác quản lý trên tinh thần tự quản kết hợp công tác quản lý Nhà nước; Lãnh đạo Luật sư và các Tổ chức hành nghề Luật sư thực hiện tốt chức năng xã hội thông qua việc nhận, bào chữa chỉ định miễn phí theo yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng mỗi năm từ 50-100 án Hình sự, tham gia bào chữa miễn phí cho đối tượng thuộc diện thụ hưởng chính sách trợ giúp pháp lý theo phân công của Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh mỗi năm từ 10-15 việc.
Hàng năm Đoàn Luật sư cũng cử 05-10 lượt Luật sư tham gia cùng Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh thực hiện các buổi tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí tại các xã biên giới, dân tộc, các xã nghèo theo danh mục ban hành của Chính phủ; Ngoài ra, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư phân công 01 Phó Chủ nhiệm phụ trách cùng với 02 thành viên của Ban Kiểm tra giám sát bảo vệ quyền, lợi hợp pháp của Luật sư tham gia vào công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất của Sở Tư pháp.
Trong hoạt động hành nghề: Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư đã phân công luân phiên Luật sư trong Đoàn Luật sư tham gia đầy đủ các vụ án chỉ định (do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu). Luật sư tham gia từ giai đoạn điều tra đến giai đoạn xét xử đã tạo những thuận lợi cho việc bào chữa và nâng cao chất lượng bào chữa. Các luật sư đã thể hiện trách nhiệm cao khi được phân công tham gia. Hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí và theo quy định pháp luật được các TCHNLS và luật sư tích cực thực hiện, vượt thời lượng quy định (04 giờ/luật sư/năm). Qua đó, giúp đối tượng thuộc diện người nghèo, người có công cách mạng, người bị bạo lực gia đình,... có điều kiện được bảo vệ quyền lợi chính đáng. Ngoài ra, các tổ chức hành nghề luật sư còn thực hiện công tác xã hội nhằm hỗ trợ về vật chất, tài chính cho người nghèo, người thuộc diện chính sách xã hội và thực hiện chương trình học bổng cho học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.
Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai thi hành Luật Luật sư vẫn còn khó khăn, vướng mắc trong quá trình hành nghề luật sư đối với vụ án hình sư. Cụ thể là: trong hoạt động nghiệp vụ, giấy chứng nhận người bào chữa do cơ quan Điều tra cấp cho Luật sư không có giá trị trong các giai đoạn tố tụng như quy định tại Khoản 3, Điều 27 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Luật sư năm 2012 mà tùy theo giai đoạn tố tụng, nếu vụ án do cơ quan Viện Kiển sát thụ lý, muốn gặp bị can tại nơi giam giữ thì Luật sư phải xin giấy phép từ Viện Kiểm sát. Đồng thời, vụ án đã được xét xử Sơ thẩm tại Tòa án tỉnh, bị cáo kháng cáo xin xét xử phúc thẩm, trong giai đoạn chờ Tòa án cấp cao xét xử, bị cáo có đơn xin gặp Luật sư, có xác nhận của Ban Giám thị Trại Tạm giam, thì Luật sư vẫn không được gặp khách hàng, muốn gặp phải xin phép tại Tòa án cấp cao, nên Luật sư không mặn mà với yêu cầu của Bị can, Bị cáo vì phải đến cơ quan thẩm quyền xin phép và việc này có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo do không thể nhận được sự tư vấn pháp lý từ Luật sư.
Do đó, đề xuất: Khi tiếp nhận yêu cầu phân công người bào chữa của Cơ quan điều tra thì thời gian bao lâu Đoàn Luật sư phải cử Luật sư bào chữa và quy định về thời gian luật sư sau khi được Đoàn Luật sư phân công chỉ định bào chữa cho bị can theo đề nghị của Cơ quan điều tra, phải đến liên hệ làm thủ tục đăng ký bào chữa. Đồng thời, đề nghị tạo điều kiện cho Luật sư được gặp mặt bị can, bị cáo tại nơi giam giữ khi bị can bị cáo có đơn xin gặp Luật sư và đã được Ban Giám thị trại đồng ý; thì chỉ sử dụng Thông báo đăng ký bào chửa của Cơ quan Điều tra cấp và thẻ luật sư mà không phải xin phép cơ quan quản lý án là Tòa án hay Viện Kiểm Sát.
Đối với trường hợp đã xử sơ thẩm, đang kháng cáo chờ Tòa án cấp cao xử Phúc thẩm, mà bị cáo có đơn yêu cầu xin gặp Luật sư đã bào chữa cấp Sơ thẩm, được Bam giám thị Trại Tạm giam xác nhận đồng ý, thì nên cho bị cáo gặp Luật sư không nên máy móc chờ văn bản đồng ý của Tòa án cấp cao, bởi thực tế bị cáo cũng chỉ muốn được nghe tư vấn thêm về bản án và yêu cầu kháng cáo. Điều này sẽ tạo cho bị cáo ổn định về tâm lý để sẵn sàng chấp nhận bản án; đồng thời cũng thể hiện được tính nhân đạo của chế độ đối với ngườí phạm tội.
Nhìn chung, với những thành tích nêu trên, thời gian tới Sở Tư pháp sẽ tiếp tục triển khai và phát huy hiệu quả hơn nữa những nhiệm vụ mà Sở Tư pháp là vai trò chủ đạo trong việc quản lý các Tổ chức hành nghề Luật sư, Luật sư và các nhiệm vụ được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao, góp phần hoàn thành các nhiệu vụ mà Đảng và Nhà nước giao trong những năm tiếp theo./.
THU OANH
Hình ảnh hoạt động
Video Clip
Cải cách hành chính
Tin tức sự kiện
Hướng dẫn nghiệp vu
Văn bản điều hành
Thông tin dự án
Tủ sách pháp luật
Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật
Phòng Xây dựng kiểm tra và theo dõi thi hành pháp luật
Hoạt động của các đơn vị trực thuộc
Thông tin chiến lược, định hướng, kế hoạch ngành
Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng
Thanh tra Sở
1
Ông Cao Thanh Sơn
(Giám đốc)
Điện thoại: 0918.070.305
2
Bà Tô Thị Thu Thủy
(Chánh văn phòng)
Điện thoại: 02963. 602.062
3
Thanh tra Sở
Điện thoại: 02963.957.304
Ông Cao Thanh Sơn (Giám đốc Sở)
ĐT: 0918.070.305
Email: ctson@angiang.gov.vn
Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính
ĐT: 02963.957.006
Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn
Tổ Kiểm tra công vụ
ĐT: 02963.957.049 - 0378.247.247
Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn