Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp Tỉnh An Giang

Cổng thông tin điện tử

Sở Tư pháp Tỉnh An Giang

Một số kết quả nổi bật ngành Tư pháp tỉnh An Giang năm 2018
Tin hoạt động của Tư pháp An Giang

Một số kết quả nổi bật ngành Tư pháp tỉnh An Giang năm 2018

17/12/2018

Ngày 28/11/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Báo cáo số 764/BC-UBND tổng kết công tác Tư pháp năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2019. Qua đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đánh giá kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác Tư pháp trên địa bàn tỉnh năm 2018 và nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai thực hiện trong năm 2019 như sau:

 

Ngày 28/11/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Báo cáo số 764/BC-UBND tổng kết công tác Tư pháp năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2019. Qua đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đánh giá kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác Tư pháp trên địa bàn tỉnh năm 2018 và nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai thực hiện trong năm 2019 như sau:

 

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NGUYÊN NHÂN

 

1. Công tác chỉ đạo, điều hành: Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3815/QĐ-UBND ngày 25/12/2017 phê duyệt Chương trình công tác Tư pháp năm 2018 ban hành sớm so với năm 2017, với 06 nhiệm vụ trọng tâm và 06 giải pháp chủ yếu thực hiện. Ở địa phương, Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2018 do Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) UBND cấp huyện chủ trì, điều hành và mời đại diện Lãnh đạo Sở Tư pháp dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

 

2. Công tác xây dựng và kiểm tra văn bản QPPL: Tiếp tục triển khai thực hiện khá đồng bộ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Công tác thẩm định dự thảo văn bản QPPL thực hiện có nề nếp hơn, nhất là việc thẩm định các dự thảo Nghị quyết được kịp thời, vượt tiến độ thời gian quy định. Tính đến nay, UBND tỉnh đã ban hành 46 quyết định phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của tỉnh trên các lĩnh vực, trong đó có 06 văn bản liên quan đến lĩnh vực tư pháp. So với cùng kỳ năm 2017, số lượng quyết định do UBND tỉnh ban hành giảm 35 văn bản. Công tác kiểm tra văn bản QPPL được quan tâm thực hiện. Qua kiểm tra, đã kiến nghị xử lý 04 Quyết định do UBND tỉnh ban hành do nội dung không còn phù hợp với quy định hiện hành. Tiến độ thực hiện Kế hoạch rà soát hệ thống hóa VBQPPL giai đoạn 2014 – 2018 được bảo đảm. Công tác pháp chế và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tiếp tục có bước chuyển biến tích cực; UBND tỉnh chấp thuận Sở Tư pháp ký kết Chương trình phối hợp phổ biến chính sách ưu đãi đầu tư trên Đài Phát thanh - Truyền hình năm 2018.

 

3. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật luôn chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ, có sự đa dạng hơn về hình thức thực hiện, tăng tần suất thông tin trên báo, đài, Trang thông tin điện tử. Từ đầu năm đến nay, Cấp tỉnh đã ban hành trên 48 chương trình, kế hoạch PBGDPL; 22 cơ quan cấp tỉnh và 11 huyện, thị xã, thành phố đã ban hành trên 370 văn bản triển khai thực hiện nhiệm vụ PBGDPL; hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân ở cơ sở trên địa bàn tỉnh. Nội dung và hình thức phổ biến giáo dục pháp luật khá đa dạng. Tham gia góp phần thực hiện nhiệm vụ PAPI, nông thôn mới được chú trọng. Đặc biệt tuyên truyền, phổ biến về hợp đồng góp hụi, cho vay trái pháp luật trên địa bàn tỉnh, tuyên truyền pháp luật cho người dân qua tin nhắn điện thoại.

 

4. Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật tích cực tham gia kiểm tra tính pháp lý của các hồ sơ xử phạt VPHC, quy định cụ thể về thẩm quyền và cách thức xác định các hồ sơ phức tạp trên địa bàn tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 424/QĐ-UBND ngày 01/3/2018 quy định tiêu chí và thẩm quyền xác định hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính phức tạp trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 463/CT-UBND ngày 07/3/2018 của UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh. Từ đầu năm đến nay, Sở Tư pháp tham gia thẩm định 09 hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

 

5. Công tác hành chính tư pháp triển khai khá đồng bộ các văn bản mới ban hành, cải thiện hiệu quả việc hướng dẫn nghiệp vụ, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp chuyên môn; chủ động đề xuất, xin ý kiến hướng dẫn của Bộ Tư pháp để giải quyết các vấn đề hộ tịch, quốc tịch. Trong năm 2018, Sở Tư pháp tiếp nhận và giải quyết 473 vụ việc (xác nhận có quốc tịch Việt Nam: 420 vụ việc; nhập quốc tịch Việt Nam 01; trích lục hộ tịch: 52), giảm 168 vụ việc so với cùng kỳ năm 2017. UBND cấp huyện đăng ký 77 trường hợp khai sinh, 14 trường hợp khai tử, 432 trường hợp kết hôn. UBND cấp xã đăng ký 39.893 trường hợp khai sinh (đăng ký lại: 3.358, đăng ký mới: 36.535), 17.463 trường hợp khai tử (đăng ký lại: 48, đăng ký mới: 17.415), 16.682 trường hợp kết hôn (đăng ký lại: 62, đăng ký mới: 16.620). Tổng số việc chứng thực trên địa bàn tỉnh 60.418 việc (cấp huyện: 3.742 việc; cấp xã: 56.676 việc), thu lệ phí: 1.083.159.540 đồng. Tiếp nhận và giải quyết 5.860 trường hợp yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Về thông tin án tích: Tiếp nhận 5.666 thông tin; bổ sung 2.156 thông tin; lập mới 798 trường hợp; cung cấp 4.873 thông tin cho Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố và Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia theo quy định

 

6. Công tác bổ trợ tư pháp từng bước triển triển khai bao quát hơn trong một số lĩnh vực, đóng góp ngày càng nhiều vào tiến trình cải cách tư pháp; số lượng, chất lượng các cá nhân, tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp không ngừng tăng lên. Đặc biệt, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 727/QĐ-UBND ngày 03/4/2018 quy định về tiêu chí và cách thức thẩm định hồ sơ thành lập Văn phòng thừa phát lại tại thị xã Tân Châu; giao Sở Tư pháp phối hợp Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh và Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh ban hành Quy chế phối hợp số 02/QCPH-STP-CAT-TANDT-VKSNDT ngày 24/7/2018 Quy chế phối hợp trong công tác trưng cầu giám định tư pháp giải quyết các vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế trên địa bàn tỉnh. Các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở duy trì hiệu quả hoạt động.

 

7. Công tác thanh tra được tiến hành có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào lĩnh vực được dư luận quan tâm, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; Hoạt động theo dõi, đôn đốc và kiểm tra sau thanh tra được quan tâm, đẩy mạnh.

 

8. Công tác xây dựng Ngành: Tiếp tục triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22/12/2014 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2117/QĐ-UBND ngày 25/7/2016 phê duyệt Đề án Kiện toàn tổ chức bộ máy của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và công tác tư pháp cấp xã trên địa bàn tỉnh. Sở Tư pháp hiện có 11 phòng, đơn vị với 83 nhân sự, nhân sự hiện có của Sở được Bộ Tư pháp đánh giá khá so với mức bình quân chung của cả nước. Phòng Tư pháp có bình quân 5,5 người/Phòng. Tư pháp - Hộ tịch cấp xã có trên 85% đơn vị cấp xã đã bố trí được 02 công chức Tư pháp - Hộ tịch; có 91% công chức Tư pháp - Hộ tịch có trình độ từ trung cấp luật trở lên. Công tác quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực được quan tâm thường xuyên, có chiều sâu nhằm đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ ngày càng mở rộng và tăng cường trên nhiều lĩnh vực, Sở Tư pháp tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo cấp phòng giai đoạn 2016 - 2021; chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Sở giai đoạn 2016 – 2021 và 2021 - 2026.

 

II. HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

 

1. Bên cạnh kết quả đạt được, Ngành Tư pháp tỉnh vẫn còn một số hạn chế, bất cập chủ yếu sau đây:

 

- Tình trạng ban hành văn bản QPPL vẫn còn sai sót và hạn chế, hiệu quả hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh được cải thiện nhưng chưa nhiều.

 

- Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật có một số kết quả nhưng vẫn còn khó khăn về phương thức tổ chức thực hiện.

 

- Công tác phổ biến giáo dục pháp luật chưa thật sự có nhiều mô hình hay, hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở chưa ổn định.

 

- Hoạt động nghiệp vụ hành chính tư pháp có mặt còn hạn chế nhưng hướng dẫn nghiệp vụ một số lĩnh vực này chưa sâu, việc bổ sung, đính chính thông tin lý lịch tư pháp còn chậm.

 

- Xã hội hóa hoạt động bổ trợ tư pháp một số lĩnh vực trọng tâm còn khó khăn;….

 

2. Nguyên nhân chính là do: (1) Thể chế trong một số lĩnh vực công tác của ngành chưa đầy đủ, đồng bộ; (2) Ngành Tư pháp được quan tâm giao thêm nhiều nhiệm vụ mới nhưng thiếu cơ chế phù hợp để bổ sung nguồn lực kịp thời; (3) Chưa cải thiện đáng kể hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ ngành, chậm triển khai các Cơ sở dữ liệu chuyên ngành; (4) Công tác phối hợp với các cấp, các ngành tuy có tăng cường nhưng đôi khi còn thiếu nhịp nhàng.

 

III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2019

 

1. Sắp xếp, kiện toàn tổ chức theo yêu cầu của Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW, Thông tư của Bộ Tư pháp thay thế Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV và chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

 

2. Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình trọng tâm công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật trên địa bàn tỉnh. Chuẩn bị các điều kiện Sơ kết 5 năm việc triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 trên địa bàn tỉnh; thực hiện quả Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn 2018 - 2022.

 

3. Đổi mới hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; Thực hiện Quyết định thay thế Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; thực hiện đồng bộ thủ tục yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở.

 

4. Thực hiện Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2024. Phối hợp giải quyết tốt các vấn đề hộ tịch, quốc tịch liên quan đến người di cư tự do từ Campuchia về nước.

 

5. Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2016 - 2020. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Cải thiện chất lượng các dịch vụ công trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp. Các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp phấn đấu đạt chỉ tiêu kế hoạch công tác cả năm.

 

6. Cải thiện chất lượng hoạt động thanh tra, tập trung vào thanh tra chuyên ngành lĩnh vực bổ trợ tư pháp. Chú trọng hoạt động kiểm tra sau thanh tra; tăng cường thanh tra đột xuất./.

 

MỸ THOA

Hình ảnh hoạt động

Video Clip

Danh mục
Liên Kết Website
Thống kê truy cập
  • Hôm nay:
  • Tổng lượt Truy cập:
Thông tin đường dây nóng
ngành Tư pháp An Giang

1

Ông Cao Thanh Sơn

(Giám đốc)

Điện thoại: 0918.070.305

2

Bà Tô Thị Thu Thủy

(Chánh văn phòng)

Điện thoại: 02963. 602.062

3

Thanh tra Sở

Điện thoại: 02963.957.304

Địa chỉ, số điện thoại tiếp nhận
Phản ánh kiến nghị TTHC
  • Ông Cao Thanh Sơn (Giám đốc Sở)

    ĐT: 0918.070.305

    Email: ctson@angiang.gov.vn

  • Tổ Kiểm tra công vụ

    ĐT: 02963.957.049 - 0378.247.247

    Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn