Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp Tỉnh An Giang

Cổng thông tin điện tử

Sở Tư pháp Tỉnh An Giang

Hành vi lừa đảo người lao động bán ra nước ngoài để cưỡng bức, bóc lột sức lao động thì bị xử lý như thế nào?
Giải đáp pháp luật

Hành vi lừa đảo người lao động bán ra nước ngoài để cưỡng bức, bóc lột sức lao động thì bị xử lý như thế nào?

15/07/2022

Hỏi. Lợi dụng tâm lý những người có hoàn cảnh khó khăn, muốn đi lao động ở nước ngoài, một số đối tượng đăng thông tin trong các hội, nhóm trên mạng xã hội để tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài “việc nhẹ lương cao”. Thực chất là dụ dỗ, lừa bán những người lao động cho các tổ chức đánh bạc, kinh doanh tiền ảo để cưỡng bức, bóc lột sức lao động.

Xin cho hỏi, những đối tượng có hành vi vi phạm trên sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Trả lời:

Hành vi tuyển mộ, vận chuyển người khác để chuyển giao sang nước ngoài nhằm cưỡng bức lao động thuộc một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà người thực hiện hành vi này bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 5 Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp sử dụng thủ đoạn đưa người đi lao động nước ngoài, theo đó, trong trường hợp này, các đối tượng biết người lao động ra nước ngoài sẽ bị cưỡng bức lao động nhưng vẫn tổ chức lừa gạt người lao động và chuyển giao họ cho phía nước ngoài để lấy tiền hoặc lợi ích vật chất khác, thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người theo quy định tại  Điều 150 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tùy từng trường hợp, tình tiết cụ thể người phạm tội có thể bị phạt tù từ 5 năm đến 20 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, người dân cần thận trọng trước các lời mời gọi ra nước ngoài làm việc nhẹ mới mức lương cao; cần cảnh giác tìm hiểu kỹ thông tin về công việc, địa điểm làm việc, nhân thân người giới thiệu... Khi phát hiện dấu hiệu lừa đảo người lao động hoặc bản thân nghi ngờ bị lừa đảo, người dân cần báo ngay cho gia đình và công an nơi gần nhất để được hỗ trợ./.

PHÒNG PBGDPL

Hình ảnh hoạt động

Video Clip

Danh mục
Liên Kết Website
Thống kê truy cập
  • Hôm nay:
  • Tổng lượt Truy cập:
Thông tin đường dây nóng
ngành Tư pháp An Giang

1

Ông Cao Thanh Sơn

(Giám đốc)

Điện thoại: 0918.070.305

2

Bà Tô Thị Thu Thủy

(Chánh văn phòng)

Điện thoại: 02963. 602.062

3

Thanh tra Sở

Điện thoại: 02963.957.304

Địa chỉ, số điện thoại tiếp nhận
Phản ánh kiến nghị TTHC
  • Ông Cao Thanh Sơn (Giám đốc Sở)

    ĐT: 0918.070.305

    Email: ctson@angiang.gov.vn

  • Tổ Kiểm tra công vụ

    ĐT: 02963.957.049 - 0378.247.247

    Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn