Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp Tỉnh An Giang

Cổng thông tin điện tử

Sở Tư pháp Tỉnh An Giang

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những bài học quý báu mà mọi người phải “học mãi”
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những bài học quý báu mà mọi người phải “học mãi”

31/08/2019

Cách đây 50 năm (02/9/1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi, nhưng tấm gương đạo đức của Người vẫn tồn tại với thời gian và sáng mãi trong lòng mỗi con người Việt Nam. Người ra đi để lại cho cả nhân loại nhiều bài học cao quý. Lúc sinh thời, Người đã dành gần nửa cuộc đời để bôn ba khắp nơi trên thế giới tìm đường cứu nước. Cả cuộc đời Người chỉ biết lo cho nước cho dân. Đến những năm cuối đời, Người cảm nhận không thể tiếp tục đồng hành với nhân dân chờ đến ngày đất nước hoàn toàn giải phóng. Người vô cùng nuối tiếc và đã để lại cả sản nghiệp của mình cho dân tộc Việt Nam đó chính là bản di chúc thiêng liêng. Di chúc của Người chính là những lời dạy sâu sắc, vô cùng quý báu, là lời nhắn nhủ tận tình của một người cha, là bài học lớn mà người người phải học, “học nữa, học mãi”.

 

Trong suốt bản di chúc của Người là cả một bài học lớn. Ở đó, bất kỳ ai đọc qua cũng đều cảm nhận được lời dạy của Người hay bài học mà Người dành riêng cho mình. Bài học mà Người quan tâm nhất, viết nhiều nhất trong di chúc đó là “Trước hết nói về Đảng”, Người xác định vai trò của Đảng có tầm quan trọng và ảnh hưởng lớn nhất trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, mà ở đó yếu tố đoàn kết trong Đảng được Người nhấn mạnh “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ Nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo Nhân dân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.” Để giữ vững và phát huy tinh thần đoàn kết Người căn dặn “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Đồng thời, Người cũng khẳng định: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân”. Người yêu cầu, trong Đảng “phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Đảng ta phải “là đạo đức, là văn minh”.

Tiếp đến là bài học về giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Người xác định đây cũng là việc rất quan trọng và rất cần thiết và Người đã giao trọng trách này cho Đảng “Đảng cần phải chǎm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên".

Bên cạnh đó, đối với bài học về tận tình phục vụ Nhân dân, người căn dặn Đảng “nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hǎng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng. Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.

Cuối bản Di chúc thiêng liêng, Người đã dành những dòng tâm sự đề cập về “việc riêng” một cách hết sức khiêm tốn, giản dị. Người viết: “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. Mặc dù Người nói là việc riêng nhưng càng phản ánh sâu sắc giá trị, phẩm chất đạo đức cao quý của một con người, một vị cha già dân tộc suốt đời chỉ biết phấn đấu hy sinh vì dân, vì nước.

Toàn bản di chúc của Người là những bài học về tư tưởng và hành động mang tính đạo đức bình thường, giản dị, nhưng thể hiện phong cách nổi bật mà người người muôn thế hệ phải xem đó là tấm gương xứng đáng để học tập và rèn luyện. Nhất là đối với cán bộ, đảng viên trong thời kỳ hội nhập, vừa có nhiều cơ hội học tập, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, nhưng cũng có nhiều thử thách mà một bộ phận không nhỏ bản thân cán bộ, đảng viên không thể “miễn dịch” vượt qua được. Thực tế, trong thời gian qua một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên bị đánh giá là suy thoái, biến chất “tự diễn biến, tự chuyển hóa”. Điều này cũng chính là nguy cơ hàng đầu trong sự nghiệp xây đựng, giữ gìn đất nước. Vì thế, cán bộ đảng viên dù ở thời kỳ nào, giai đoạn nào của quá trình xây dựng đất nước Việt Nam tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa cũng không được quên những bài học cao quý trong di chúc của Bác.

Nhìn chung, bản di chúc dù trải qua thời gian 50 năm hay thời gian dài hơn nữa thì vẫn giữ nguyên giá trị về những bài học thân tình mà người cha yêu dấu đã để lại cho con cháu đời sau. Qua đó, đòi hỏi mỗi người, nhất là mỗi cán bộ, đảng viên phải có quyết tâm phấn đấu chung vai chung sức học tập, rèn luyện đạo đức cách mạng, rèn luyện lý tưởng kiên định, cùng nhau học tập và vận dụng những bài học quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào trong từng công việc của mình. Riêng cán bộ, đảng viên ngành Tư pháp tỉnh An Giang không ngừng phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hết lòng phục vụ nhân dân, hết sức đoàn kết nhằm thực hiện lời dạy trong thư gửi Hội nghị Tư pháp toàn quốc năm 1948 của Bác “Tư pháp là một cơ quan trọng yếu của Chính quyền, cho nên càng phải tinh thành đoàn kết, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khác, để tránh những mối xích mích lẫn nhau, nó có thể vì lợi quyền nhỏ và riêng mà hại đến quyền lợi to và chung cho cả tư pháp và hành chính”./.

BÍCH NGỌC

Hình ảnh hoạt động

Video Clip

Danh mục
Liên Kết Website
Thống kê truy cập
  • Hôm nay:
  • Tổng lượt Truy cập:
Thông tin đường dây nóng
ngành Tư pháp An Giang

1

Ông Cao Thanh Sơn

(Giám đốc)

Điện thoại: 0918.070.305

2

Bà Tô Thị Thu Thủy

(Chánh văn phòng)

Điện thoại: 02963. 602.062

3

Thanh tra Sở

Điện thoại: 02963.957.304

Địa chỉ, số điện thoại tiếp nhận
Phản ánh kiến nghị TTHC
  • Ông Cao Thanh Sơn (Giám đốc Sở)

    ĐT: 0918.070.305

    Email: ctson@angiang.gov.vn

  • Tổ Kiểm tra công vụ

    ĐT: 02963.957.049 - 0378.247.247

    Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn