13/09/2019
Trong những năm qua, nhằm thể chế hoá các quan điểm, đường lối của Đảng về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và thực hiện Công ước quốc tế về Quyền trẻ em mà Việt Nam đã ký kết từ năm 1990. Trên cơ sở các văn bản của Trung ương, hằng năm Sở Tư pháp đều xây dựng kế hoạch rà soát văn bản quy phạm pháp luật, trong đó lồng ghép nội dung rà soát văn bản quy phạm pháp luật về trẻ em. Kết quả rà soát từ năm 2015 đến nay, tỉnh chưa ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phòng, chống xâm hại trẻ em; công tác phòng, chống xâm hại trẻ em tại An Giang được thực hiện trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên.
Song song với việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên về trẻ em, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại trẻ em được chú trọng. Cụ thể như sau:
Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tuyên truyền miệng
Từ năm 2015 đến 30/6/2019, Sở Tư pháp tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật cho nhiều đối tượng, nội dung được lồng ghép Luật trẻ em và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cụ thể: Phối hợp với Hội Phụ nữ tỉnh tổ chức 02 lớp tập huấn kiến thức pháp luật cho cán bộ Hội phụ nữ các cấp có 174 lượt người tham dự. Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức 04 lớp tập huấn kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc cho 336 lượt người tham dự. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức 01 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giáo viên trong trường học (dành cho Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường học) cho 82 lượt người tham dự.
Bên cạnh đó, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh tổ chức 62 cuộc trợ giúp pháp lý liên quan đến trẻ em. Ngoài ra, hằng năm Công đoàn phối hợp với Chi đoàn Sở Tư pháp tổ chức tặng quà, tạo sân chơi giải trí cho các em thiếu nhi là con em cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Sở Tư pháp bằng nhiều hình thức nhằm thể hiện sự quan tâm của các tổ chức đoàn thể đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, bảo đảm quyền bình đẳng cho mọi trẻ em được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, các hoạt động xã hội; thông qua đó, các em có dịp được giao lưu, học hỏi và vui chơi cùng nhau.
Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hình thức biên soạn, in ấn, phát hành các loại tài liệu
Từ năm 2015 đến nay, Sở Tư pháp đã tổ chức mua, photo, cấp phát những loại tài liệu tập huấn và tuyên truyền pháp luật về trẻ em và phụ nữ, cụ thể như: 230 cuốn Luật Trẻ em năm 2016. 1.000 tờ bướm Quy định về Luật trẻ em (Theo Luật trẻ em 2016 và Nghị định số 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em). 110 tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật dành cho Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường học (Pháp luật dân sự; Pháp luật về an toàn giao thông; Pháp luật về trẻ em; Pháp luật phòng, chống tệ nạn xã hội). 365 tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp (Pháp luật về hôn nhân và gia đình; Pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Pháp luật về bình đẳng giới; Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; Pháp luật về phòng, chống mua bán người; Hòa giải ở cơ sở; Kỹ năng tuyên truyền miệng pháp luật).
Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tổ chức tọa đàm phát thanh trực tiếp tư vấn pháp luật và phát sóng tình huống giải đáp pháp luật trên Đài Phát thanh và Truyền hình
Hằng năm, Sở Tư pháp phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh và Truyền hình tổ chức biên soạn, ghi hình và phát sóng 24 tình huống pháp luật phục vụ phát sóng trên Đài Phát thanh - Truyền hình lồng ghép tình huống pháp luật liên quan đến trẻ em. Phối hợp với Đài Phát thanh – Truyền hình thực hiện Chương trình phát thanh trực tiếp tư vấn pháp luật trên Đài Phát thanh – Truyền hình hằng tháng, trong đó có chuyên đề: Triển khai Nghị định hướng dẫn thi hành Luật trẻ em 2016; Luật thanh niên và Chương trình phát triển thanh niên tỉnh An Giang; Hỏi – đáp pháp luật về bảo vệ trẻ em.
Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua sinh hoạt “Ngày pháp luật”
Hằng năm, Sở Tư pháp phối hợp với Trung tâm văn hóa tỉnh tổ chức thực hiện treo băng rol, pano trên các tuyến đường thuộc nội ô thành phố Long Xuyên hưởng ứng tuần lễ cao điểm Ngày Pháp luật. Ngoài ra, trong quá trình tổ chức “Ngày pháp luật” hằng tháng tại cơ quan, các cơ quan đều lồng ghép nội dung triển khai các văn bản quy phạm pháp luật mới về trẻ em, Công ước của Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em; Thực hiện cắt, dán, treo khẩu hiệu tuyên truyền bảo vệ trẻ em trước cổng cơ quan.
Tổ chức và hoạt động của các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là cơ sở của Ngành tư pháp cũng cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo quy định. Cụ thể: Trung tâm có chức năng cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý (trong đó có đối tượng là trẻ em), giúp họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, giải quyết các vướng mắc, tranh chấp pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật. Thực hiện tư vấn pháp luật, cử người tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý theo các lĩnh vực trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 27 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 trong đó có trẻ em. Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao, từ năm 2015 đến nay, trung tâm đã thực hiện tư vấn pháp luật: 74 trường hợp; tham gia tố tụng: 113 trường hợp; đại diện ngoài tố tụng: 01 trường hợp.
Bên cạnh những kết quả đạt được công tác phòng, chống xâm hại trẻ em còn gặp những khó khăn sau:
Thứ nhất, về phía người bị hại. Sau khi tiếp nhận tin báo của bị hại hoặc gia đình người bị hại, trong khi cơ quan điều tra đang tiến hành các hoạt động điều tra, mặc dù tại cơ quan điều tra và trong hồ sơ vụ án đã thể hiện quan điểm rõ ràng và khẳng định hành vi của bị cáo đã xâm hại tình dục đối với họ. Nhưng do trong quá trình chờ xét xử, giữa gia đình bị cáo và gia đình người bị hại đã thỏa thuận, thống nhất với nhau và thậm chí do sự tác động nào đó (có thể do bị đe dọa hoặc hứa hẹn) nên tại phiên tòa người bị hại lại thay đổi lời khai, phủ nhận lời khai trước đó và một mực bảo vệ bị cáo, cho rằng bị cáo không thực hiện hành vi xâm hại tình dục đối với họ như trong hồ sơ vụ án đã thể hiện…Từ đó đã gây khó khăn cho Hội đồng xét xử trong quá trình giải quyết, xét xử vụ án đó.
Thứ hai, khi xảy ra hành vi xâm hại tình dục đối với phụ nữ và trẻ em, để có căn cứ khởi tố, truy tố và xét xử bị cáo về tội danh gì thì cần phải có kết luận giám định pháp y và những vật chứng có liên quan để làm căn cứ, khẳng định ai là người thực hiện hành vi phạm tội và sẽ bị khởi tố, truy tố, xét xử về tội gì trong các tội xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em (từ Điều 142 đến Điều 146 Bộ Luật hình sự 2015). Trên thực tế có nhiều vụ xâm hại tình dục đối với phụ nữ, trẻ em nhưng không đủ cơ sở để đưa người phạm tội ra trước pháp luật. Có nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục, khi gia đình biết đã “lưỡng lự”, chưa “quyết đoán” trong cách giải quyết dẫn đến khai báo muộn, không biết cách thu giữ vật chứng cần thiết để giao nộp cho cơ quan chức năng nên vô hình chung đã tạo điều kiện để người thực hiện hành vi phạm tội có đủ thời gian xóa hết dấu vết.
Thứ ba, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật là một trong những biện pháp hết sức hữu hiệu để ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi vi phạm và các tội phạm xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên, các vụ án xâm hại tình dục là các vụ án nhạy cảm (đặc biệt là các vụ án mà người bị hại là trẻ em gái hoặc vụ án xâm hại tình dục mang tính chất loạn luân giữa những người cùng quan hệ huyết thống hoặc họ hàng thân thiết) thì người bị hại thường có có tâm lý e ngại, không muốn vụ việc được đưa ra xét xử công khai do vấn đề tâm lý sợ ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm.
Thứ tư, nhận thức pháp luật của một số người dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế. Nhiều người chưa nhận thức được hành vi họ đã thực hiện là vi phạm pháp luật hoặc danh dự, nhân phẩm của họ đã bị xâm hại, phổ biến nhất là hành vi giao cấu với trẻ em. Thông thường giữa bị cáo và người bị hại có quan hệ tình cảm, thậm chí có trường hợp gia đình của bị cáo và người bị hại còn tổ chức đám cưới cho hai người, tạo điều kiện cho bị cáo thực hiện hành vi giao cấu với người bị hại. Do đó việc phát hiện, xử lý hành vi phạm tội chưa triệt để, một số trường hợp hai bên còn che giấu, không hợp tác trong quá trình giải quyết vụ án.
Để đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong thời gian tới, cần tập trung vào một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hình sự, hôn nhân gia đình, pháp luật về chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em và pháp luật về phòng chống xâm hại tình dục cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu và vùng xa, khu vực nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn. Đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật này phải có kế hoạch, chương trình ngắn hạn, dài hạn cụ thể, trong đó chú trọng đến việc lồng ghép nội dung truyền thông phòng, chống xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em gái vào trong sinh hoạt của khóm, ấp, tổ dân phố. Trong sinh hoạt ngoại khóa của các cấp học và sinh hoạt chuyên đề của các tổ chức, đoàn thể các cấp.
Thứ hai, nghiên cứu, đưa ra bộ chỉ số thống kê tội phạm xâm hại tình dục trẻ em để phục vụ công tác đấu tranh phòng chống; dự báo tình hình, từ đó có các giải pháp phòng ngừa, bảo vệ trẻ em trước những hành vi xâm hại, nhất là đối với nhóm trẻ có nguy cơ bị xâm hại cao như trẻ em đường phố, lang thang cơ nhỡ, trẻ em nam là nạn nhân của xâm hại tình dục. Cần quy định về quy trình, trách nhiệm đánh giá nguy cơ và quản lý trường hợp trẻ em bị xâm hại cũng như những quy định cụ thể về tiêu chuẩn đánh giá mức độ nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em của các hành vi bị xâm hại đối với trẻ em.
Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện các quy trình, tiêu chuẩn về bảo vệ trẻ em bị xâm hại. Thống nhất hoạt động phối hợp liên ngành để xác minh, điều tra, xử lý từng trường hợp trẻ em bị xâm hại, trong đó quy định rõ các thủ tục, quy trình và trách nhiệm phòng ngừa, phát hiện, tố giác, trợ giúp và giải quyết các trường hợp trẻ em bị xâm hại của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, nhà trường, gia đình, cá nhân và trẻ em.
Thứ tư, chủ động xác minh, nắm tình hình, diễn biến hoạt động của tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, có kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn và quản lý chặt chẽ số lượng thanh thiếu niên chậm tiến, có tiền án, tiền sự, các băng nhóm trên địa bàn là những đối tượng có nguy cơ phạm tội xâm phạm tình dục. Hỗ trợ vật chất cho những gia đình trẻ em gái bị xâm hại tình dục thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo.
Thứ năm, tăng cường điều tra, xử lý tội phạm xâm hại tình dục trẻ em kết hợp với công tác đấu tranh, phòng ngừa vi phạm pháp luật trong thanh thiếu niên, học sinh và vận động Nhân dân tố giác kịp thời các hành vi xâm hại tình dục trẻ em, trong đó khuyến khích trẻ em là nạn nhân và gia đình tố giác tội phạm. Đối với người phạm tội cần xử lý nghiêm minh, kịp thời đúng pháp luật, kiên quyết đấu tranh không để lọt tội phạm. Tổ chức tốt các phiên tòa lưu động đối với các vụ án xâm hại tình dục trẻ em nhưng phải đảm bảo thuần phong mỹ tục./.
NGUYỄN QUỐC HƯNG
Hình ảnh hoạt động
Video Clip
Cải cách hành chính
Tin tức sự kiện
Hướng dẫn nghiệp vu
Văn bản điều hành
Thông tin dự án
Tủ sách pháp luật
Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật
Phòng Xây dựng kiểm tra và theo dõi thi hành pháp luật
Hoạt động của các đơn vị trực thuộc
Thông tin chiến lược, định hướng, kế hoạch ngành
Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng
Thanh tra Sở
Lấy ý kiến dự thảo văn bản
1
Bà Tô Thị Thu Thủy
(Chánh văn phòng)
Điện thoại: 02963. 602.062
2
Thanh tra Sở
Điện thoại: 02963.957.304
Tổ Kiểm tra công vụ
ĐT: 02963.957.049 - 0378.247.247
Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn