19/12/2019
Theo Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh (Nghị định số 135/2013/NĐ-CP) quy định “vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dừng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác”. Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp sau đây:
- Không lập vi bằng các trường hợp liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người là người thân thích của Thừa phát lại.
- Không lập vi bằng các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng.
- Không lập vi bằng các trường hợp vi phạm bí mật đời tư, trái đạo đức xã hội.
- Không lập vi bằng các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng, thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp. Không lập vi bằng để chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; không xác nhận chữ ký, bản sao từ bản chính.
- Không lập vi bằng các sự kiện, hành vi nhằm thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng, trừ trường hợp sự kiện, hành vi trái pháp luật do người khác thực hiện ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu lập vi bằng.
- Không lập vi bằng để ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại không trực tiếp chứng kiến hoặc những sự kiện, hành vi chỉ thông qua lời kể của người khác.
- Không lập vi bằng các sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức đang thi hành công vụ, trừ trường hợp sự kiện, hành vi đó rõ ràng trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của người yêu cầu lập vi bằng.
- Không được cố tình lập vi bằng việc mua bán nhà đất thông qua hình thức ghi nhận việc giao nhận tiền, lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tiền để che giấu mục đích không phù hợp với quy định của pháp luật.
- Không lập vi bằng các trường hợp bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
- Các “tài liệu chứng minh” kèm theo vi bằng phải được Thừa phát lại thực hiện trong phạm vi, thẩm quyền lập vi bằng.
Thừa phát lại được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại. Tại An Giang, danh sách các Văn phòng Thừa phát lại được công khai tại Trang Thông tin điện tử Sở Tư pháp tỉnh An Giang: www.sotuphap.angiang.gov.vn
Giá trị pháp lý của vi bằngVi bằng do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật. Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu xét thấy cần thiết, Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Vi bằng không phải là văn bản công chứng, chứng thực; vi bằng không chứng nhận, không xác nhận tính hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch về nhà đất, không là cơ sở để thực hiện việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Thủ tục lập vi bằng: Cá nhân, tổ chức muốn lập vi bằng phải thỏa thuận với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại về việc lập vi bằng.
- Việc lập vi bằng phải do chính Thừa phát lại thực hiện. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc soạn thảo vi bằng nhưng Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến và chịu trách nhiệm về vi bằng do mình lập.
- Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận của Thừa phát lạiphải khách quan, trung thực.
- Vi bằng lập thành 03 bản chính: 01 bản giao người yêu cầu; 01 bản gửi Sở Tư pháp để đăng ký trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập vi bằng; 01 bản lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại.
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp kiểm tra,vào sổ đăng ký vi bằng Thừa phát lại. Vi bằng được xemlà hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp.
- Việc cấp bản sao vi bằng do Văn phòng Thừa phát lại nơi lưu trữ vi bằng thực hiện.
Phân biệt vi bằng với văn bản công chứng
- Về thẩm quyền:
+ Đối với vi bằng do Thừa phát lại thực hiện.
+ Đối với văn bản công chứng do Công chứng viên thực hiện.
- Về hành vi thực hiện:
+ Đối với vi bằng là ghi nhận sự kiện, hành vi theo yêu cầu của người yêu cầu lập vi bằng.
+ Đối với văn bản công chứng là chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
- Về giá trị pháp lý:
+ Đối với vi bằng là nguồn chứng cứ để chứng minh sự kiện, hành vi có diễn ra trong thực tế để bảo vệ cho người yêu cầu lập vi bằng trước Tòa án và trong các quan hệ pháp luật khác.
+ Đối với văn bản công chứng hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.
- Về hiệu lực pháp luật:
+ Đối với vi bằng, vi bằng được xem là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp.
+ Đối với văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
TRƯỜNG SƠN
Hình ảnh hoạt động
Video Clip
Cải cách hành chính
Tin tức sự kiện
Hướng dẫn nghiệp vu
Văn bản điều hành
Thông tin dự án
Tủ sách pháp luật
Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật
Phòng Xây dựng kiểm tra và theo dõi thi hành pháp luật
Hoạt động của các đơn vị trực thuộc
Thông tin chiến lược, định hướng, kế hoạch ngành
Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng
Thanh tra Sở
Lấy ý kiến dự thảo văn bản
1
Bà Tô Thị Thu Thủy
(Chánh văn phòng)
Điện thoại: 02963. 602.062
2
Thanh tra Sở
Điện thoại: 02963.957.304
Tổ Kiểm tra công vụ
ĐT: 02963.957.049 - 0378.247.247
Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn