Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp Tỉnh An Giang

Cổng thông tin điện tử

Sở Tư pháp Tỉnh An Giang

Chế độ họp trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước
Điểm tin pháp luật

Chế độ họp trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước

02/12/2018

Ngày 09/11/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 45/2018/QĐ-TTg quy định chế độ họp trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước. Trong đó, đối tượng áp dụng thuộc hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương bao gồm: Chủ tịch UBND tỉnh; Chủ tịch UBND cấp huyện; Chủ tịch UBND cấp xã; Cơ quan và thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; cơ quan và thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; các tổ chức tư vấn, phối hợp liên ngành do UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện thành lập.

 

Ngày 09/11/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 45/2018/QĐ-TTg quy định chế độ họp trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước. Trong đó, đối tượng áp dụng thuộc hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương bao gồm: Chủ tịch UBND tỉnh; Chủ tịch UBND cấp huyện; Chủ tịch UBND cấp xã; Cơ quan và thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; cơ quan và thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; các tổ chức tư vấn, phối hợp liên ngành do UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện thành lập.

 

Việc tổ chức cuộc họp phải đảm bảo 6 nguyên tắc:

 

- Giải quyết công việc đúng thẩm quyền, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Cấp trên không can thiệp và giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của cấp dưới và cấp dưới không chuyển công việc thuộc thẩm quyền lên cho cấp trên giải quyết.

 

- Tuân thủ pháp luật, tập trung dân chủ; công khai, minh bạch và bảo đảm bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.

 

- Tổ chức cuộc họp theo kế hoạch công tác hoặc khi thực sự cần thiết phù hợp với tính chất, yêu cầu và nội dung của vấn đề, công việc cần giải quyết; với tính chất và đặc điểm về tổ chức và hoạt động của từng loại cơ quan, đơn vị.

 

- Xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, thành phần tham dự; đề cao và thực hiện nghiêm túc trách nhiệm cá nhân trong chỉ đạo, chủ trì, tham dự cuộc họp, trách nhiệm của các cơ quan bảo đảm, phục vụ cuộc họp.

 

- Lồng ghép, kết hợp các loại cuộc họp có nội dung liên quan với nhau hợp lý; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức họp; cải tiến, đơn giản hoá thủ tục trong tổ chức cuộc họp; bảo đảm chất lượng, hiệu quả, thiết thực, tiết kiệm, không phô trương, hình thức.

 

- Không làm ảnh hưởng đến các hoạt động công vụ khác của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền, việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho công dân và tổ chức theo quy định của pháp luật.

 

Các trường hợp không tổ chức cuộc họp

 

-  Họp giải quyết các công việc thường xuyên trong tình hình có thiên tai hoặc tình trạng khẩn cấp.

 

- Họp giải quyết công việc đã được phân quyền, phân cấp, ủy quyền cho thủ trưởng cơ quan hành chính cấp dưới giải quyết.

 

- Họp giải quyết công việc đã được pháp luật quy định giải quyết bằng các cách thức khác không phải thông qua cuộc họp.

 

- Họp nghe báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác của cấp dưới thay thế cho việc kiểm tra trực tiếp đối với các cơ quan, đơn vị cấp dưới và cơ sở.

 

- Họp kết hợp với tham quan, giao lưu, nghỉ mát hoặc dùng hình thức họp để tổ chức vui chơi, giải trí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

 

Tăng cường, mở rộng hình thức họp trực tuyến: Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, việc thu thập, trao đổi, xử lý thông tin chủ yếu thực hiện trên môi trường mạng; Mở rộng hình thức họp trực tuyến; Kiểm tra thường xuyên hoạt động của các cơ quan cấp dưới, trực tiếp chỉ đạo, xử lý tại chỗ những công việc phát sinh thuộc thẩm quyền; Những nội dung phức tạp có thể ủy nhiệm cho thủ trưởng cơ quan tham mưu họp điều phối thống nhất phương án xử lý trước khi quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền; Tuân thủ quy định khi tổ chức họp; kết luận rõ ràng, cụ thể về nội dung họp; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện ý kiến kết luận, chỉ đạo được đưa ra tại cuộc họp. Quản lý chặt chẽ kinh phí cho các cuộc họp.

 

Quy định về quy trình tổ chức cuộc họp: Xác định hình thức tổ chức họp; chuẩn bị nội dung cuộc họp; giấy mời họp; cách thức, thời hạn, phương thức gửi tài liệu họp; thành phần và số lượng người tham dự cuộc họp; thời gian tiến hành cuộc họp; trách nhiệm của người chủ trì và người tham dự cuộc họp; biên bản cuộc họp và thông báo kết quả cuộc họp.

 

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25/12/2018 và thay thế Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ngày 25/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước./.

 

GIA BẢO

Hình ảnh hoạt động

Video Clip

Danh mục
Liên Kết Website
Thống kê truy cập
  • Hôm nay:
  • Tổng lượt Truy cập:
Thông tin đường dây nóng
ngành Tư pháp An Giang

1

Ông Cao Thanh Sơn

(Giám đốc)

Điện thoại: 0918.070.305

2

Bà Tô Thị Thu Thủy

(Chánh văn phòng)

Điện thoại: 02963. 602.062

3

Thanh tra Sở

Điện thoại: 02963.957.304

Địa chỉ, số điện thoại tiếp nhận
Phản ánh kiến nghị TTHC
  • Ông Cao Thanh Sơn (Giám đốc Sở)

    ĐT: 0918.070.305

    Email: ctson@angiang.gov.vn

  • Tổ Kiểm tra công vụ

    ĐT: 02963.957.049 - 0378.247.247

    Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn