Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp Tỉnh An Giang

Cổng thông tin điện tử

Sở Tư pháp Tỉnh An Giang

Vai trò của việc thương lượng trong giải quyết yêu cầu bồi thường theo luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước
Điểm tin pháp luật

Vai trò của việc thương lượng trong giải quyết yêu cầu bồi thường theo luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước

02/08/2021

Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 được ban hành trên cơ sở kế thừa những ưu điểm, tính hiệu quả, khắc phục những bất cập, tồn tại, hạn chế của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009. Không chỉ là công cụ pháp lý quan trọng để cá nhân, tổ chức bị thiệt hại bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2017 còn thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trước công dân, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm trong đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi công vụ và chất lượng hoạt động của bộ máy nhà nước.

 

So với Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2009, quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 được quy định cụ thể, chặt chẽ hơn. Trong đó, việc thương lượng là một bước bắt buộc và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chu trình giải quyết yêu cầu bồi thường.

Trên cơ sở kết quả xác minh thiệt hại, cơ quan giải quyết bồi thường, người yêu cầu bồi thường tiến hành thủ tục thương lượng. Nói cách khác, đây là quá trình thỏa thuận trên nguyên tắc bình đẳng, bảo đảm dân chủ, tôn trọng ý kiến của các thành phần tham gia thương lượng để thống nhất các vấn đề giải quyết yêu cầu bồi thường trong phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định, bao gồm: thiệt hại được bồi thường, số tiền bồi thường, việc khôi phục quyền, lơi ích hợp pháp (nếu có), phương thức chi trả tiền bồi thường và những nội dung khác có liên quan.

Buổi thương lượng phải đảm bảo thành phần tham gia, bao gồm: đại diện lãnh đạo cơ quan giải quyết bồi thường chủ trì thương lượng việc bồi thường; người giải quyết bồi thường; người yêu cầu bồi thường; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của: người bị thiệt hại; người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại; người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại điện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự; đại diện cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường là thành phần bắt buộc trong quá trình tham gia thương lượng; đại diện Viện kiểm sát có thẩm quyền trong trường hợp vụ việc Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự. Ngoài ra, cơ quan giải quyết bồi thường có thể mời đại diện cơ quan tài chính cùng cấp, cá nhân, tổ chức khác, yêu cầu người thi hành công vụ gây thiệt hại tham gia thương lượng trong những trường hợp cần thiết.

Trong quá trình thương lượng, ngoài việc tuân thủ các quy định tại Điều 46 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 còn có một số yếu tố khác góp phần cho việc thương lượng đạt hiệu quả, thành công.

Đây là quá trình thỏa thuận để đạt được sự thống nhất về mức bồi thường, chính vì vậy, việc xác minh thiệt hại cần được thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật, đánh giá toàn diện, chính xác, chi tiết về mức độ thiệt hại và giá trị bồi thường hoặc có thể mời cơ quan thẩm định trong trường hợp cần thiết.

Vấn đề trình độ chuyên môn của người giải quyết bồi thường là hết sức quan trọng trong quá trình giải quyết bồi thường. Người giải quyết bồi thường phải nắm vững các quy định của pháp luật về Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, quy định của pháp luật về lĩnh vực mà người thi hành công vụ gây thiệt hại. Ngoài ra, người giải quyết bồi thường cũng cần có một số kỹ năng như: khả năng suy đoán, kỹ năng hòa giải, thái độ hài hòa và tinh thần cầu thị, năng lực ứng biến linh hoạt nhạt bén, kỹ năng biểu đạt ngôn ngữ,… và kỹ năng đưa ra phương pháp, biện pháp giải quyết thương lượng hiệu quả.

Việc lắng nghe, trao đổi nhẹ nhàng, cởi mở, ôn hòa; sự động viên, chia sẻ đối với người yêu cầu bồi thường; cách lựa chọn phương pháp thương lượng và biện phải giải quyết hợp lý nhất, hạn chế tối đa việc xảy ra tranh cãi, bất đồng quan điểm và bỏ sót nội dung cần phải thương lượng là những điều rất cần thiết nhằm hướng đến lợi ích chung là kết quả giải quyết bồi thường thỏa đáng, phù hợp dành cho cơ quan giải quyết bồi thường và người yêu cầu bồi thường.

Kết quả việc thương lượng là một trong những căn cứ quan trọng để cơ quan giải quyết bồi thường ban hành quyết định giải quyết bồi thường. Khi thương lượng thành thì Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định giải quyết bồi thường.

Có thể nói, việc thương lượng giữ vai trò quan trọng và mang tính quyết định trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường. Không chỉ góp phần cho viêc giải quyết yêu cầu bồi thường một cách kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả mà còn thể hiện ý chí, trách nhiệm của Nhà nước trong bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhân dân./.

LINH NGUYỄN

Hình ảnh hoạt động

Video Clip

Danh mục
Liên Kết Website
Thống kê truy cập
  • Hôm nay:
  • Tổng lượt Truy cập:
Thông tin đường dây nóng
ngành Tư pháp An Giang

1

Ông Cao Thanh Sơn

(Giám đốc)

Điện thoại: 0918.070.305

2

Bà Tô Thị Thu Thủy

(Chánh văn phòng)

Điện thoại: 02963. 602.062

3

Thanh tra Sở

Điện thoại: 02963.957.304

Địa chỉ, số điện thoại tiếp nhận
Phản ánh kiến nghị TTHC
  • Ông Cao Thanh Sơn (Giám đốc Sở)

    ĐT: 0918.070.305

    Email: ctson@angiang.gov.vn

  • Tổ Kiểm tra công vụ

    ĐT: 02963.957.049 - 0378.247.247

    Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn